Tết là khoảng thời gian các gia đình quây quần, sum họp bên nhau và cùng nhau làm những món ăn ngon đón chào năm mới. Vậy món ăn nào khiến bạn nhớ nhất vào mỗi dịp Tết? hãy cùng attorneyjournaloc.com tìm hiểu nhé.
I. Các món ăn truyền thống đặc trưng cho ngày Tết
1. Gà luộc, xôi gấc
Chắc chắn là trong mâm cơm cúng tất niên ngày 30 Tết không thể nào thiếu được món xôi gấc. Màu đỏ của gấc thể hiện cho sự may mắn, tốt lành sắp đến. Xôi gấc vừa dễ ăn, vừa dễ nấu. Nguyên liệu để nấu xôi gấc cũng rất đơn giản gồm gạo nếp và quả gấc chín.
Ngoài xôi gấc thì mâm cơm ngày Tết cũng không bao giờ thiếu được đĩa gà luộc vàng ươm, thơm phức, miệng ngậm bông hồng đỏ. Đặt đĩa gà cạnh đĩa xôi gấc đỏ và 1 số món ăn khác sẽ làm cho mâm cơm ngày Tết thêm màu sắc, đẹp đẽ hơn.
Gà tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu gì được nấy nên dù là mâm cỗ tất niên hay đầu năm mới cũng đều có gà. Xôi và gà có mặt ở mâm cơm ngày Tết trong cả miền Bắc – Trung- Nam, vì thế dù đi miền nào bạn cũng sẽ thấy 2 món này vào ngày Tết.
2. Bánh chưng, bánh tét
Nhắc đến ngày Tết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh chưng xanh, đây là món ăn truyền thống không thể thiếu ở mỗi gia đình trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng xanh xuất hiện ở mỗi gia đình, dù giàu hay nghèo thì nhà ai cũng có bánh chưng để ăn Tết.
Bánh chưng xanh có từ thời vua Hùng dựng nước, và được lưu truyền đến tận ngày nay. Nó cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của nước ta. Nhất là ở miền Bắc, dịp Tết thời tiết se lạnh rất thích hợp cho việc ngồi canh bánh chưng bên bếp lửa bập bùng.
Từ giữa tháng chạp là nhiều nhà đã chuẩn bị gạo nếp, đỗ xanh và lá dong, lạt để gói bánh chưng rồi. Ai cũng đều mong có được 1 cái Tết ấm no, đủ đầy nhất nên dù cả năm có vất vả đến cỡ nào thì mọi người cũng đều dành dụm để chăm lo cho cái Tết.
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản, không cầu kỳ. Tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người mỗi nơi mà tăng giảm nguyên liệu, nhưng nhìn chung là đều phải có gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt ba chỉ và các loại gia vị như tiêu, muối, hành khô.. Muốn bánh thơm ngon thì các nguyên liệu phải rửa thật sạch, gạo vò sạch với nước, đỗ xanh nên bỏ vỏ cho nhân không bị chát, thịt nên ướp với mắm, hành khô và ít tiêu để nhân được đậm đà hơn khi nấu chín. Bánh chưng có thể bảo quản được khá lâu ở thời tiết lạnh mà không bị hư hỏng.
Bánh chưng không chỉ là món ăn truyền thống trong những dịp Tết nguyên đán mà còn là biểu tượng của sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc. Cảm giác tuyệt vời nhất là cả gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng vào đêm giao thừa để cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện đã qua, những dự định sắp tới và cùng chờ giao thừa, bước sang 1 năm mới với nhiều điều mới mẻ hơn.
Nếu như ở miền Bắc đón Tết bằng bánh chưng thì ở miền Nam lại hay gói bánh tét đón Tết. Ngay cả những gia đình khó khăn nhất thì vẫn cố gói được dăm ba đòn bánh tét đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…
Nguyên liệu làm bánh tét cũng giống với bánh chưng, cũng cần có lá dong, đậu xanh, gạo nếp, thịt ba chỉ, nạt buộc.. nhưng thay vì gói vuông như bánh chưng thì bánh tét gói thành hình dài. Bánh tét thường đi theo đôi nên khi thờ cúng tổ tiên hay mang biếu tặng bạn bè, người thân mọi người cũng đều mang cả đôi, nó có ý nghĩa mang lại những điều may mắn, tốt lành và hạnh phúc.
3. Dưa hành muối
“Dưa hành câu đối đỏ” là câu cửa miệng mà các cụ hay nói khi nhắc đến món ăn ngày Tết. Nếu như ngày Tết, nhà nhà sắm sửa chuẩn bị những món ăn ngon như thịt, cá, hải sản.. để chiêu đãi bạn bè, người thân trong dịp đầu năm mới thì món dưa hành muối được xem là món ăn chữa “ngấy” cực ngon và được nhiều người yêu thích.
Rau dưa, hành muối giúp làm tăng hương vị cho các món ăn ngon khác, khi ăn cùng thịt luộc, thịt đông sẽ bớt ngấy và dễ tiêu hóa hơn. Món dưa cà muối không chỉ phổ biến ở miền Bắc mà miền Trung và Nam cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Nhờ những món ăn dân giã này mà mâm cỗ Tết trở nên hấp dẫn, ngon miệng hơn.
4. Thịt đông, thịt kho tàu
Thịt đông là món ăn gần như không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Bắc, nhất là những năm có thời tiết lạnh, trời càng lạnh thì món ăn này càng ngon, để được càng lâu. Thịt đông thường được nấu bằng thịt chân giò, nấm, mộc nhĩ, xào kỹ rồi để đông lại, khi ăn sẽ thấy mùi vị thơm ngon, béo ngậy nhưng không hề ngấy. Đặc trưng của món thịt đông là nấu nhừ, lớp mỡ gần như tan hết và sánh lên bề mặt nên ăn không bị ngán, có thể ăn cùng với bánh chưng, cơm hoặc mỳ.
Ở miền Nam thì người dân lại hay đón Tết bằng thịt kho tàu. Thịt lợn ba chỉ ngon kho cùng với trứng cút hoặc trứng gà. Đối với người dân Nam Bộ thì thịt kho tàu có ý nghĩa mang lại sự yên ấm, thịnh vượng cho gia chủ. Món ăn này cũng dễ nấu, dễ ăn nên hầu như gia đình nào cũng làm vào dịp Tết.
5. Giò chả
Giò chả cũng là món ăn quen thuộc trong dịp Tết Nguyên Đán ở nước ta. Trong những ngày Tết bận rộn, khi khách đến chơi gia chủ chỉ cần sắp 1 đĩa giò chả, đĩa bánh chưng, thịt đông, dưa hành muối là có ngay 1 mâm cơm đãi khách.
Có 3 loại giò phổ biến nhất hiện nay đó là giò xào, giò lụa và giò bò. Mỗi loại giò đều có 1 hương vị khác nhau, nhưng tất cả đều thơm ngon, dễ ăn, đưa cơm nên ai cũng thích.
II. Tổng kết
Trên đây là 1 số món ăn truyền thống cơ bản trong dịp Tết mà gia đình nào cũng đều có, ngoài ra còn có rất nhiều món ăn đặc trưng khác như nem rán, canh măng, chân giò ngâm mắm, bò khô, mứt Tết.. Mỗi món ăn đều mang nét đẹp văn hóa ẩm thực cho từng vùng miền. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bản tin khác để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.