Huyết áp là khái niệm quen thuộc và được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua chỉ số huyết áp, các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và những bệnh ký liên quan. Vậy huyết áp là gì, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của attorneyjournaloc.com để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

I. Huyết áp là gì?

Nhờ vào lực co bóp của tim và sức cản của động mạch mà huyết áp được tạo thành
Huyết áp chính là áp lực máu cần thiết tác động đến thành động mạch để máu có thể đi đến các mô trong cơ thể. Vì thế mà huyết áp được tạo ra là nhờ vào lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp ban ngày sẽ cao hơn ban đêm; khi con người ngủ say khoảng 1-3 giờ sáng thì chỉ số huyết áp sẽ xuống mức thấp nhấthuyết áp cao nhất là từ khoảng 8 đến 10 giờ sáng. Khi vận động thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc có những xúc động mạnh thì huyết áp của con người có thể tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì chỉ số huyết áp sẽ hạ xuống.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị lạnh, hoặc dùng những loại thuốc co bóp tim, ăn mặn cũng khiến chỉ số huyết áp tăng cao. Còn khi ở trong môi trường nóng, mồ hôi ra nhiều hoặc dùng thuốc giãn mạch thì có thể khiến chỉ số huyết áp hạ.
Chỉ số huyết áp được thể hiện qua huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Vậy 2 chỉ số này của huyết áp là gì?
  • Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số huyết áp được đo khi tim đang ở trong tình trạng co bóp. Huyết áp tối đa bình thường là từ 9 -13 mmHg.
  • Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số huyết áp được đo khi tim đang ở trạng thái thư giãn. Huyết áp tối thiểu bình thường là từ 60 – 89 mmHg.

II. Chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp

Thông qua chỉ số huyết áp, chúng ta có thể xác định được tình trạng tim mạch có tốt hay không. Vì thế, bạn nên thường xuyên đo, kiểm tra chỉ số huyết áp để sớm phát hiện tình trạng của bệnh. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn có được thời gian “vàng” trong quá trình điều trị bệnh. Vậy chỉ số huyết áp thấp, cao huyết áp là gì? Ở người lớn, trẻ nhỏ như thế nào?

1. Đối với người lớn

Huyết áp là gì
Thông qua chỉ số huyết áp có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe tim mạch
  • Huyết áp cao ở người lớn là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trường từ 90 mmHg trở lên.
  • Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
  • Giá trị huyết áp nằm giữa chỉ số huyết áp bình thường và cao huyết áp được gọi là tiền cao huyết áp. Khi đó chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
  • Với trường hợp chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg được gọi là huyết áp bình thường.

2. Đối với trẻ em

  • Đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ không kiểm tra chỉ số huyết áp bởi huyết áp sẽ tăng khi trẻ lớn dần.
  • Với trẻ nhỏ, nếu muốn xác định chỉ số huyết áp, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cân nặng, chiều cao và đội tuổi.
  • Nếu chỉ số huyết áp của trẻ cao hơn so với 90% trẻ cùng tuổi, độ cao, cân nặng thì được gọi là tiền huyết áp cao. Nếu con số này cao hơn 95% trẻ cùng tuổi thì được gọi là huyết áp cao.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Bên cạnh việc hiểu được huyết áp là gì, bạn cũng nên nắm chắc thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ huyết áp để có được biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Những yếu tố bên trong cơ thể

Có nhiều yếu tố khiến chỉ số huyết áp tăng hoặc giảm
  • Sức co bóp của tim: Đây là yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp của con người. Nhịp tim đập nhanh hay chậm đều tác động đến huyết áp, nếu tim đập nhanh thì huyết áp càng cao và ngược lại.
  • Sức cản của động mạch: Nếu động mạch co giãn tốt thì máu sẽ được lưu thông dễ dàng, nhờ đó mà chỉ số huyết áp giữ được sự ổn định. Ngược lại, nếu thành mạch đàn hồi kém sẽ khiến máu lưu thông khó khăn và điều nãy dễ dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
  • Lượng máu: Nếu lượng máu trong cơ thể thấp, không tạo được áp lực lên thành mạch thì dễ khiến huyết áp thấp. Với trường hợp cơ thể bị mất máu quá nhiều, dẫn đến việc lưu thông khắp cơ thể bị thiếu và làm giảm huyết áp.

2. Những yếu tố bên ngoài cơ thể

  • Tư thế ngồi: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tư thế ngồi hoặc đứng của chúng ta cũng ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Việc ngồi sai tư thế sẽ khiến máu lưu thông khó khăn và huyết áp không được ổn định.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp mà còn liên quan đến các bệnh lý khác. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ mặn, nhiều dầu mỡ… sẽ gây ra ảnh hưởng đến thành mạch và huyết áp.
  • Thức khuya, ít tập thể dục: Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp không được ổn định.

IV. Cách kiểm soát huyết áp ổn định

Có thể thấy, việc giữ chỉ số huyết áp ở mức bình thường là điều rất quan trọng. Bởi qua thông tin giải thích huyết áp là gì, chúng chính là yếu tố duy trì cơ thể có sức khỏe tốt, hạn chế các biến chứng liên quan đến huyết áp. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn giữ được chỉ số huyết áp ở mức tối ưu:

1. Ăn uống khoa học

Nên ăn uống lành mạnh để chỉ số huyết áp luôn được ổn định
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh xa bệnh béo phì. Vì thế, bạn hãy thay thế các đồ ăn nhiều dầu mỡ bằng các loại rau xanh, trái cây. Đồng thời, không nên ăn quá mặn và hạn chế các đồ uống ngọt, có ga, rượu bia…

2. Tập thể dục thường xuyên

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh thì bạn cũng cần xây dựng cho mình kế hoạch tập luyện thể dục thường xuyên để huyết áp được ổn định. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế việc thức khuya, hút thuốc để tinh thần được thoải mái, vui tươi.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cũng rất quan trọng. Bởi nhờ việc này mà bạn có thể phát hiện được những căn bệnh có nguy cơ gặp phải và phương pháp điều trị kịp thời.
Việc đo chỉ số huyết áp thường xuyên cũng giúp bạn nhận biết được sự bất thường khi huyết áp hay huyết áp thấp.
Như vậy, việc nắm rõ thông tin huyết áp là gì là điều rất trong trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân trong gia đình. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến sức khỏe.

Explore More

HPV là gì? Tổng hợp những thông tin về HPV

hpv là gì

Các nội dung chínhI. Huyết áp là gì?II. Chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp1. Đối với người lớn2. Đối với trẻ emIII. Những yếu tố ảnh hưởng đến

Loạn thị là gì? Loạn thị và cận thị cái nào nguy hiểm hơn?

loạn thị là gì

Các nội dung chínhI. Huyết áp là gì?II. Chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp1. Đối với người lớn2. Đối với trẻ emIII. Những yếu tố ảnh hưởng đến

CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số tiêu dùng CPI

cpi là gì

Các nội dung chínhI. Huyết áp là gì?II. Chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp1. Đối với người lớn2. Đối với trẻ emIII. Những yếu tố ảnh hưởng đến