Nếu xét về những bàn thắng đẹp mắt của cầu thủ không thể không nhắc đến những cú ngả bàn đèn vô cùng ấn tượng. Đây là một trong những kĩ thuật khó và chỉ xuất hiện ở trong một vài khoảnh khắc xuất thần của nhiều cầu thủ. Vậy ngả bàn đèn là gì? Cùng attorneyjournaloc.com tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé. 

I. Ngả bàn đèn là gì?

Ngả bàn đèn là một kỹ thuật được dùng trong môn bóng đá khi người chơi thực hiện màn nhào lộn và thực hiện đá quả bóng từ trên không trung. Đây là cú sút được thực hiện bằng cách tung người trên không, có thể theo phương thẳng đứng hoặc phương chéo và sau đó dùng một chân văng lên trên không trung để sút quả bóng qua đầu rồi ghi bàn. 

Ngoài tên gọi ngả bàn đèn, tình huống này có thể thể được gọi với nhiều tên gọi khác như ngả người sút bóng, lật bàn đèn, xe đạp chổng ngược hay ngả người móc bóng.  

II. Nguồn gốc của siêu phẩm ngả bàn đèn

Có khá nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến nguồn gốc của những tình huống ngả bàn đèn có từ đâu. 

Nhiều nguồn tin cho rằng cú xe đạp chổng ngược này có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Người ta thấy chúng xuất hiện lần đầu tiên tại quốc gia Peru và Chile vào những năm thế kỷ 19.

Cú đá này được thực hiện lần đầu tiên bởi cầu thủ người Chile có tên là Ramon Unzaga Asla năm 1914 khi ông chơi môn thể thao Vua trên sân bóng thành phố cảng Talcahuano. Cầu thủ này đã tung thân mình lên không trung, lưng người hướng xuống đất rồi bất ngờ tung ra cú sút nghịch chiều giống như lưỡi kéo. Được biết, cầu thủ này thường thích tung ra cú sút này trong các tình huống tấn công lẫn phòng ngự. 

Ngay sau đó, kỹ thuật này được các cầu thủ Chile chú ý đến và truyền bá chúng đến rộng ra đến phía Tây Nam nước Mỹ.

Ngả bàn đèn là kĩ thuật sút bóng tương đối khó

Lần lượt tại hai kỳ Copa America sau đó là 1916 và 1920, cầu thủ này đã phô diễn cú sút thương hiệu của mình ở 2 mùa giải, truyền thông Argentina ca ngợi động tác này là la Chilea, với ý nghĩa đòn tấn công của người Chile. 

Tuy nhiên, nhà sử học người Peru, ông Jorge Bazadre lại cho rằng động tác đó xuất hiện vào đầu năm 1892 do một cầu thủ sắc tộc Callao gốc Phi sáng tạo ra chứ không phải có nguồn gốc từ Chile. Nhà sử học này suy đoán rằng chính người Chile đã sao chép động tác sút bóng đó từ các trận đấu giữa hai đội bóng đến từ Callao (Peru) và thành phố cảng Valparaiso (Chile). 

Nếu giả thuyết này là đúng, thì động tác tung thân sút bóng nên gọi là la Chalaca (tạm hiểu: đòn tấn công do người Chile và người Callao – Peru sáng tạo ra).

Ngoài Chilena hay Chalaca, cú ngả bàn đèn này cũng được gọi là papinade, nhằm tôn vinh Jean Pierre Papin, một trong những cầu thủ bóng đá đã sử dụng nhuần nhuyễn và thường ghi bàn bằng kỹ thuật đỉnh cao này.

Có thể thấy khác với đặc trưng của môn thể thao vua tại nước Anh, họ chơi bóng tương đối truyền thống và có phần thô bạo. Ngược lại, nền bóng đá ở các nước nam Mỹ chậm hơn, mang nhiều yếu tố biểu diễn và tập trung vào việc chơi bóng “đẹp”. 

Trong lịch sử các chân sút của Brazil hay Argentina nói riêng hay khu vực Nam Mỹ nói chung đều chú trọng vào những kĩ thuật cá nhân, khả năng rê bóng thay vì chỉ cần tập trung đưa bóng vào lưới. 

III. Tại sao lại được gọi là ngả bàn đèn?

Thuật ngữ ngả bàn được hiểu theo cách tương đối đặc biệt mà có lẽ ít cổ động viên có thể nắm rõ được. 

Từ “ngả” ở đây tức là ngả lưng xuống để sút bóng, còn “bàn đèn” là một sáng chế kết hợp giữa phương đông và tây do thực dân Pháp và Anh đưa vào các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Thông thường người hút thuốc phiện thường sẽ nằm nghiêng cạnh bàn đèn để hít vào, sau khi “thăng hoa” thì mới từ từ ngả người ra sau.

Khi thực hiện cú sút ngã bàn đèn cần ngả lưng về phía sau

Chính vì điểm tương đồng giữa tư thế này nên những cú đá xe đạp chổng ngược còn được gọi là ngả bàn đèn. 

IV. Cách thực hiện cú ngả bàn đèn

Khi thực hiện cú sút này, cầu thủ cần phải có bản năng tự nhiên, lòng can đảm và không sợ đau thì mới có thể thực hiện hoàn hảo. Nó đòi hỏi cầu thủ phải có nền tảng thể lực và cùng bộ kỹ thuật cá nhân tuyệt vời. 

Cách thực hiện cú ngả bàn đèn như sau:

Chân không đá phải làm được nâng lên trước để đẩy cơ thể lên nhưng đồng thời chân thực hiện cú sủ phải luôn ở vị trí sẵn sàng dậm nhảy. Lưng của cơ thể phải ngả dần ra phía sau cho đến khi tạo thành khung song song với mặt đất. 

Khi đạt đến độ cao hoàn hảo cho cú nhảy, người chơi sẽ dùng chân đá xúc trực tiếp với quả bóng trong khi chân còn lại sẽ hạ xuống với mục đích để tăng lực sút mạnh nhất được tung ra. Một cú sút hoàn hảo khi được tung ra phải có đủ lực, tốc độ nhanh và độ chính xác cao thì mới có thể đưa được bóng vào mảnh lưới

Ngả bàn đèn đòi hỏi yêu cầu phải có thể lực và kỹ thuật

Trong quá trình thực hiện, bạn cần tập trung nhìn vào quả bóng cho đến khi chân chạm vào bóng. Khi tiếp đất với lực tương đối mạnh, ngoài chân sút bóng, đồng thời hai cánh tay của bạn cũng được sử dụng để giữ thăng bằng và làm giảm nguy cơ chấn thương sau khi người tiếp đất. 

Có thể nói đây là động tác rất khó thực hiện bởi khả năng chọn vị trí là vô cùng quan trọng. Hiện nay có một số cầu thủ nổi tiếng thế giới đã thực hiện những cú sút bàn đèn và tạo nên những siêu phẩm tuyệt vời như: Marco Van Basten,  Zlatan Ibrahimovic, hay Cristiano Ronaldo.

V. Tổng kết 

Trên đây là những thông tin xung quanh thuật ngữ ngả bàn đèn, một động tác dứt điểm đẹp mắt trong bóng đá. Đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng biết được ngả bàn đèn là gì rồi chứ. Kỹ thuật ngả bàn đèn chỉ xuất hiện trọng những khoảnh khắc ngẫu hứng cả các cầu thủ thì mới tạo nên được một trong những tuyệt tác hiếm có khó tìm của nền bóng đá. 

Explore More

Tổ chức World Cup mấy năm một lần? World Cup 2022 tổ chức tại đâu?

world cup mấy năm một lần

Các nội dung chínhI. Ngả bàn đèn là gì?II. Nguồn gốc của siêu phẩm ngả bàn đènIII. Tại sao lại được gọi là ngả bàn đèn?IV. Cách thực hiện cú

CLB Liverpool mệnh danh là gì? Thông tin về The Kop

Các nội dung chínhI. Ngả bàn đèn là gì?II. Nguồn gốc của siêu phẩm ngả bàn đènIII. Tại sao lại được gọi là ngả bàn đèn?IV. Cách thực hiện cú

Những cầu thủ mang áo số 9 vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới 

Các nội dung chínhI. Ngả bàn đèn là gì?II. Nguồn gốc của siêu phẩm ngả bàn đènIII. Tại sao lại được gọi là ngả bàn đèn?IV. Cách thực hiện cú