Cơm là hạt ngọc trời Việt Nam, món ăn quen thuộc gắn bó với mâm cơm ấm cúng mỗi nhà. Nhưng mà, trong xu thế hiện đại, con người càng quan tâm nhiều đến các vấn đề về cân nặng và sức khỏe nên 1 chén cơm bao nhiêu calo là câu hỏi muôn thuở của những ai đang quan tâm trong hành trình cân bằng dinh dưỡng. Ở bài viết này, cùng attorneyjournaloc.com tìm hiểu đáp án nhé.
I. Thành phần dinh dưỡng trong cơm
Trước khi tìm hiểu về 1 chén cơm bao nhiêu calo, cần biết 1 chén cơm tương đương khoảng 100g sẽ chứa đựng những gì?
1. Carbohydrate
Thành phần chủ yếu của chén cơm chính là carbohydrate, chiếm khoảng 28g, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động.
2. Protein
Tuy ít hơn, nhưng protein vẫn góp mặt khoảng 2,7g, góp phần xây dựng và phục hồi cơ bắp. Chính vì thế mà các thông tin cho rằng ăn cơm không cung cấp protein là điều hoàn toàn sai lầm nhé.
3. Chất béo
Chất béo có nhiều trong các thực phẩm như bơ, các loại hạt nhưng điều mà ít người biết đến là chất béo cũng có trong cơm. Một chút chất béo khoảng 0,3g tạo nên hương vị béo ngậy, giúp no lâu hơn và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
4. Chất xơ
Chất xơ khoảng 0,6g tuy ít nhưng cũng tham gia quá trình tiêu hóa, đào thải độc tố trong cơ thể.
5. Khoáng chất và vitamin
Vitamin B1, B6, kali, canxi… len lỏi trong từng hạt cơm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
II. 1 chén cơm bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu chỉ ra 1 chén cơm 100g chứa khoảng 130 calo. Nghĩa là, ăn một chén cơm, bạn nạp vào cơ thể khoảng 130 đơn vị năng lượng. Con số này có thể chênh lệch chút ít tùy thuộc vào loại gạo, cách nấu, nhưng nhìn chung, bạn đã có thể hình dung được sức mạnh của cơm đối với cơ thể rồi.
Tuy nhiên, loại gạo bạn chọn trong quá trình nấu cơm cũng ảnh hưởng đến lượng calo. Chẳng hạn như gạo lứt chứa ít tinh bột hơn, chỉ khoảng 110 calo/100g, chứa nhiều chất xơ, thích hợp cho chế độ ăn giảm cân. Gạo tấm giàu protein, chất xơ, nhưng cũng nhỉnh hơn một chút với 180 calo/100g. Hay gạo nếp, loại gạo mà chúng ta được cung cấp trong các món xôi, bánh nếp dính, dẻo, giàu năng lượng hơn với 210 calo/100g.
III. Ăn cơm có béo không?
Nghĩ đến calo, nhiều người lo lắng ăn cơm sẽ béo nên cố gắng không cung cấp cơm vào thực đơn ăn uống hằng ngày với mục đích giảm cân, có được thân hình như mong muốn. Nhưng sự thật, chính cách ăn mới là mấu chốt để bạn có được cân nặng như mong muốn.
Dù bạn có ăn ít cơm nhưng lượng calo trong ngày mà bạn nạp vào quá nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng nên cần phải lưu ý đến những thói quen ăn uống lành mạnh, healthy thay vì “bài trừ” cơm ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Cơm là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều. Hãy kết hợp cơm với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và duy trì vóc dáng cân đối. Những bí kíp nhỏ sau đây sẽ giúp bạn ăn cơm mà vẫn thon gọn.
1. Kiểm soát khẩu phần
Một đến hai chén cơm mỗi bữa, tùy nhu cầu năng lượng của bạn hoạt động và tiêu hao như thế nào mà kiểm soát hiệu quả. Nguyên nhân là bởi thành phần chính của cơm là tinh bột, đây là chất quan trọng đối với việc duy trì năng lượng vào bảo vệ sức khỏe cho cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn nhịn cơm có nghĩa là não bộ không được cung cấp đủ tinh bột, lượng glucose bị thiếu hụt có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ mức độ tập trung cũng suy giảm, lâu dần dẫn đến suy giảm nhận thức.
2. Kết bạn với rau xanh
Rau xanh ít calo, nhiều chất xơ, khiến bạn ăn no lâu mà không nạp quá nhiều calo. Cách chế biến rau xanh để ăn nhiều không sợ béo chính là hấp hay luộc để vừa bảo toàn chất dinh dưỡng trong rau, vừa giúp giảm cân hiệu quả. Ăn rau xanh với cơm vừa cung cấp đủ năng lượng, lại không lo béo nên bạn cứ yên tâm khi áp dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và cơm nhe. Các loại rau có màu xanh đậm sẽ cung cấp lượng chất xơ dồi dào như bông cải xanh, rau chân vịt, cải cale,…
3. Nạp nhiều protein, giảm dầu mỡ
Thịt, cá, đậu cung cấp protein cần thiết, cân bằng dinh dưỡng và tăng cảm giác no nên rất phù hợp với những người gặp vấn đề về cân nặng. Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng cơ bắp. Món ăn nhiều dầu mỡ đẩy lượng calo lên cao, hãy chọn cách hấp, luộc, nướng lành mạnh để k
4. Uống nước đủ
Nước giúp tiêu hóa tốt, hạn chế cảm giác thèm ăn, và giảm bớt lượng calo bạn nạp vào. Hãy uống một cốc nước trước khi ăn để không ăn quá nhiều trong bữa chính, hỗ trợ giảm cân một cách tối đa nhé. Uống nước còn hỗ trợ quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể vận hành tối đa và đều đặn.
5. Thay thế bằng cơm gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo trắng do phần vỏ lụa vẫn được giữ nguyên nền tạo cảm giác no lâu hơn, tránh tình trạng nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể. Nếu bạn bị ám ảnh bởi các món cơm trắng thì có thể thay thế bằng cơm gạo lứt để vừa được ăn cơm, lại không lo béo nhé. Tuy nhiên, khi tiêu thụ gạo lứt đòi hỏi hệ tiêu hóa của bạn phải hoạt động trơn tru và đều đặn hơn nên bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều gạo lứt trong thực đơn ăn uống hằng ngày nhé.
IV. Kết luận
Đọc đến đây thì bạn cũng có được đáp án cho câu hỏi 1 chén cơm bao nhiêu calo rồi chứ? Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại gạo, cách nấu nên bạn không nên loại bỏ cơm ra khỏi thực đơn hằng ngày đâu nhé. So với các thực phẩm cung cấp tinh bột như bánh mì, phở, bún thì cơm chứa lượng calo trong cơm ít hơn. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích.